Khủng hoảng tuổi lên 3 thường ập đến với sự bướng bỉnh và cáu kỉnh không hồi kết của trẻ, điều đó có thể khiến bố mẹ khủng hoảng theo vì bất lực.
Bướng bỉnh, ngoan cố, cứng đầu, chống đối, không nghe lời, luôn làm ngược, thích gì làm đấy, thách thức bố mẹ … là một trong số những biểu hiện thường thấy ở trẻ khi chúng bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3. Đó là khi trẻ đang bước vào một giai đoạn phát triển tâm lý nhạy cảm mới và nguyên nhân của sự “nổi loạn” ở trẻ đơn giản là vì chúng muốn khẳng định bản thân và tự quyết định mọi điều.
Ở giai đoạn 0-2 tuổi, bé đã được bố mẹ cho nghe và làm quen với 1001 chuyện kể cho bé trước giờ đi ngủ để phát triển tối đa các giác quan của trẻ
Nhưng đến giai đoạn 3 tuổi, Nhu cầu khẳng định sự độc lập của bản thân ở trẻ thời kỳ này rất cao và chúng tìm mọi cách để có thể thỏa mãn điều đó. Vì thế, việc đầu tiên cần làm là đừng dán mác “đứa trẻ hư” cho trẻ chỉ vì bố mẹ cảm thấy bất lực trước những biểu hiện khó bảo của chúng. Có rất nhiều cách hiệu quả giúp bố mẹ cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3 một cách nhẹ nhàng, bằng sự thấu hiểu và tình yêu thương.
Ở một khía cạnh khác, các nghiên cứu tâm lý và sự phát triển của trẻ nhỏ đã tổng kết được rằng, trẻ nhỏ bị khủng hoảng hoặc cáu kỉnh thường vì hai lý do: “Một là trẻ chưa bao giờ phải đối mặt và điều tiết cảm xúc, hoặc trẻ không có được những công cụ cần thiết để điều khiển cảm xúc của mình trong một tình huống hoặc sự kiện cụ thể. Hai là bởi trẻ nhận ra khi cáu kỉnh, trẻ sẽ đạt được điều mình muốn nên mới tiếp tục cố tình làm như vậy” (*).
Đó chính là lý do vì sao, bố mẹ không nên cố ngăn chặn hay khống chế những biểu hiện khủng hoảng của trẻ mà nên sống chung, thấu hiểu để trẻ cảm thấy được tôn trong, đồng thời học cách nhận diện và vượt qua những cảm xúc tiêu cực của chính mình. Sự bình tĩnh và dứt khoát của bố mẹ sẽ giúp bạn dạy con kiểm soát cảm xúc và hành vi của chúng hiệu quả hơn.
Nếu bố mẹ dành đủ thời gian chất lượng cho con mỗi ngày, thì bố mẹ sẽ nhận thấy rằng bình tĩnh xử lý những biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 3 của con cũng không phải một công việc quá khó khăn. Một trong những công cụ hiệu quả có thể hỗ trợ đắc lực cho bố mẹ đó chính là những cuốn truyện thiếu nhi mà bố mẹ đọc cùng con mỗi ngày, đặc biệt là những cuốn sách kể những câu chuyện, về những nhân vật mà trẻ có thể nhìn thấy chính hình ảnh của mình trong đó như cuốn “Cau có như mặc quần bó” và cuốn “Cho gì vui nấy, không đòi không quấy” của tác giả Julie Gassman. Đây là hai cuốn sách nằm trong Tủ sách “Mỗi ngày con mỗi lớn khôn” gồm 6 cuốn và ngoài ra các bố mẹ có thể xem thêm rất nhiều Sách cho bé 3 tuổi của Crabit Kidbooks.
Mèo Roger trong cuốn “Cau có như mặc quần bó” là một chú mèo luôn luôn cau có khó chịu. Chú ta có thể cáu kỉnh, cực kỳ cáu kỉnh vì cả những lý do lãng xẹt, chẳng đâu vào đâu như là không được ăn món ăn yêu thích, vì trời mưa hay vì ngủ quên mà bỏ lỡ bộ phim mà cậu mê tít. Còn Mevil trong cuốn sách “Cho gì vui nấy, không đòi không quấy” thì đúng là một cậu nhóc lên 3 không sai tí nào. Cậu ta luôn đòi hỏi mọi thứ theo ý muốn của mình và thường lăn ra ăn vạ nếu như không được như ý. Mỗi cuốn sách không chỉ đọc vị đúng những cơn khủng hoảng của những đứa trẻ lên 3 mà còn gợi ý cho bố mẹ cách trò chuyện, ứng xử với trẻ trong những tình huống như vậy. Đó hoàn toàn không phải điều gì to tát cả, mà đôi khi chỉ là sự đồng cảm và khả năng kiểm soát cảm xúc của chính bố mẹ mà thôi.
Khủng hoảng tuổi lên 3 và những cuộc ăn vạ thực chất là cách để trẻ thể hiện quyền lực của mình trước cha mẹ. Đừng quên rằng, chính bố mẹ mới luôn là người nắm quyền và làm chủ cuộc chơi nhé! Khi thực sự dành đủ thời gian để hiểu và kiên nhẫn với con thì bố mẹ sẽ cùng con bước qua mọi cơn khủng hoảng trong suốt hành trình lớn lên của trẻ, chứ không chỉ là những cơn khủng hoảng trẻ lên 3.
(*) Tham khảo từ tài liệu của Raised Happy.
No comments:
Post a Comment